Phần lớn trẻ em Việt Nam mới sinh đều có chiều dài tương đương với trẻ em sinh ra tại các quốc gia khác trên thế giới (trên 50cm). Tuy nhiên, từ 3 tuổi trở lên, khoảng cách chiều cao của trẻ em Việt Nam cách biệt dần và dần bị trẻ em thế giới bỏ xa.

Chính điều này đã và đang khiến rất nhiều các bậc phụ huynh lo lắng về chiều cao của con mình khi có rất nhiều trẻ không cao bằng bạn bè đồng trang lứa. Nhiều cha mẹ tìm mọi cách để giúp con cao hơn. Song phần lớn họ lại không biết được hoặc không hiểu đầy đủ về các yếu tố ảnh hưởng về tăng trưởng chiều cao cho trẻ.

1. Yếu tố gen và tăng trưởng chiều cao

Khoa học đã chứng minh chiều cao của mỗi cá nhân có thể bị ảnh hưởng do yếu tố gen di truyền. Ở các chủng tộc khác nhau và ở những môi trường (khí hậu, thói quen ăn uống, lối sống) khác nhau, thì gen sẽ có mức độ ảnh hưởng khác nhau lên chiều cao.

Gen có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển chiều cao của con người. Nhưng gen lại là yếu tố mà chúng ta không thể thay đổi được. Trong khi đó, môi trường (chủ yếu là dinh dưỡng) lại là yếu tố có thể thay đổi và có thể giúp kích thích tăng trưởng chiều cao cho thế hệ sau.

2. Yếu tố dinh dưỡng và tăng trưởng chiều cao

Theo các chuyên gia trên thế giới, mặc dù chỉ là số ít trong các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chiều cao nhưng DINH DƯỠNG lại đóng vai trò là yếu tố quan trọng nhất. Vì vậy, để giúp trẻ đạt được chiều cao tối ưu, ba mẹ cần mang đến cho các con một chế độ dinh dưỡng cân đối, hợp lý. Một chế độ ăn lành mạnh, kết hợp các nhóm thực phẩm và các chất béo, protein và chất đường bột không chỉ giúp trẻ có chiều cao tối ưu mà còn tăng cường sức khỏe, sự dẻo dai cho cơ thể.

Ba mẹ hãy CHÚ Ý:

  • Nạp đủ lượng protein trong quá trình tăng trưởng, đặc biệt là giai đoạn dậy sẽ giúp trẻ tăng trưởng chiều cao tốt hơn. Do vậy, hãy bổ sung đầy đủ protein, đặc biệt là từ thịt nạc, đậu nành, cá và các sản phẩm từ sữa. Những loại protein này sẽ giúp cơ thể phát triển cơ, làm chắc khỏe xương và kích thích sự tăng trưởng của cơ thể.
  • Cố gắng tránh xa các loại đường đơn có trong bánh ngọt, pizza, đồ ngọt và nước ngọt có ga.
  • Các khoáng chất, đặc biệt canxi và vitamin A, D ảnh hưởng tích cực đến chiều cao. Rau có lá màu xanh, các sản phẩm từ sữa là những nguồn cung cấp rất dồi dào các loại khoáng chất này. Ngoài ra, kẽm cũng giúp kích thích cơ thể tăng trưởng một cách rất hiệu quả. Do vậy, hãy cố gắng bổ sung các loại thực phẩm giàu kẽm vào chế độ ăn như các loại hạt, cua và bí ngô.

Xem thêm thông tin tại đây:

https://ikidsmontessori.edu.vn/3-luu-y-quan-trong-de-toi-uu-chieu-cao-can-nang-cua-tre/

3. Giấc ngủ ảnh hưởng trực tiếp tới tăng trưởng chiều cao

Việc tăng trưởng chiều cao và giấc ngủ có mối quan hệ mật thiết với với giấc ngủ. Giấc ngủ được cho là giúp giải phóng một số nội tiết tố (hormone) tăng trưởng và phục hồi cơ thể lúc ngủ. Khi ngủ cơ thể tiết ra lượng hormone tăng trưởng nhiều gấp 4 lần khi thức. Theo quy luật là lúc chúng ta đi vào giấc ngủ hormon tăng trưởng mới sản sinh ra, sau 1 tiếng lượng hormone sẽ đạt đỉnh, thường là từ 22 giờ đêm cho tới 1 giờ sáng hôm sau. Do vậy, nếu trẻ không ngủ đúng giờ sẽ bỏ lỡ quãng thời gian hormone tăng trưởng tiết ra nhiều nhất và gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ.

Trẻ 1-3 tuổi cần ngủ từ 12-14 giờ mỗi ngày, trẻ 3-6 tuổi sẽ cần phải ngủ đủ từ 10-12 giờ mỗi ngày và trẻ 6-12 tuổi cần ngủ 10-11 giờ mỗi ngày. Vì vậy, ba mẹ cần chú ý để xây dựng thời gian biểu tích cực cho trẻ và đảm bảo sự phát triển toàn diện của các con nhé!

Đăng ký tham gia Hội thảo Dinh dưỡng “ĐỂ CON CAO LỚN MỖI NGÀY” để giải đáp thắc mắc cùng PGS.TS Bùi Thị Nhung xoay quanh các vấn đề dinh dưỡng nhằm tối ưu chiều cao cho trẻ.

https://ikidsmontessori.edu.vn/hoithao-deconcaolon-2402/

Nội dung cùng chủ đề: