Maria Montessori là một nhà khoa học và nhà giáo dục tiên phong, người đã truyền cảm hứng cho các giáo viên, cha mẹ trên toàn cầu với phương pháp Montessori ưu việt. Hơn 100 năm qua, di sản của bà để lại đã giúp nuôi dưỡng 1 thế hệ trẻ em toàn cầu tự do trong khuôn khổ, tự lập và hạnh phúc.
Người phụ nữ tự tin và giàu nghị lực: Từ bác sĩ nhi khoa trở thành một nhà giáo
Maria Montessori sinh ngày 31 tháng 8 năm 1870 tại thị trấn Chiaravalle, Italy trong một gia đình nề nếp. Maria không được chiều chuộng như một tiểu thư mà phải tự lập, tự lao động, học tập. Vì vậy, bà là một mẫu người có chí tiến thủ cao, đam mê tri thức và luôn nỗ lực và cố gắng hết mình để chạm tới thành công.
Dù cho cha mẹ hướng trở thành một nhà giáo nhưng Maria lại mơ ước trở thành một kỹ sư rồi sau lại trở thành sinh viên y khoa – những nghề rất lạ lẫm với phụ nữ thời bấy giờ. Vượt qua bao nhiêu rào cản và định kiến, Maria là nữ sinh viên duy nhất được nhận vào học khoa Y của Đại học Rome vào năm 1890. Bà đã nỗ lực học tập và trở thành người phụ nữ đầu tiên nhận bằng Bác sĩ ở nước Ý vào năm 1896 (khi bà 26 tuổi).
Trong suốt thời gian làm bác sĩ, Maria Montessori thường thăm khám cho các trẻ em chậm phát triển trí tuệ. Và mối duyên từ một bác sĩ đến một nhà giáo của Maria Montessori cũng bắt đầu từ đó với mong muốn có thể mang đến những giá trị giáo dục tích cực cho trẻ, giúp các em khắc phục những vấn đề tâm lý.
Bà không ngừng nghiên cứu các ghi chép về vấn đề giáo dục trẻ của 2 bác sĩ người Pháp Itard và E.Seguin. Bà nhận thấy các phương pháp thử nghiệm của họ đều tạo ra những thành công nhất định trong giáo dục trẻ. Vì vậy, năm 1906, bà từ bỏ công việc của một giáo sư đại học và bác sĩ y khoa để dành toàn bộ tinh thần, thời gian chăm sóc, dạy dỗ những đứa trẻ trong một khu lao động nghèo khổ nhất thủ đô Roma, đây cũng chính là mô hình đầu tiên của “Nhà trẻ thơ” (“Casa Dei Bambini”) được bà sáng lập vào năm 1907.
Nhà trẻ Casadei Bambini khởi đầu với khoảng 60 trẻ. Các trẻ em tại đây được dạy theo phương pháp mới. Các em được tự do vui chơi và quan sát, có thể làm những gì mình nghĩ ra và yêu thích nhất. Maria lùi lại quan sát và gợi ý hoặc ghi nhận những thành quả của các em. Bà tạo ra nhiều hoạt động giáo dục với giáo cụ cho trẻ, phù hợp với từng lớp học. Bà nhận ra rằng những đứa trẻ tiếp xúc một cách rất hứng thú và tập trung một cách đáng kinh ngạc. Những trẻ em theo học tại Casadei Bambini có sự vượt trội hơn hẳn về trí tuệ so với các trẻ cùng trang lứa theo học nơi khác, không còn nghịch phá mà rất lễ phép, ngoan ngoãn. Các em biết đọc, biết viết, biết chào hỏi, cư xử lịch sự, ngăn nắp khiến nhiều ngạc nhiên.
Cũng từ đây, Maria nảy ra ý tưởng nghiên cứu phương pháp giáo dục chủ yếu thiên về trực quan thực hành, trong đó trẻ em được tự do quan sát và phát huy tính sáng tạo trong học tập theo đúng tiềm năng của bản thân.
Xem thêm: Vì sao phương pháp Montessori tối ưu cho sự phát triển của trẻ trong 6 năm đầu đời?
Nhà khoa học giáo dục vĩ đại mang đến cuộc cách mạng giáo dục hiện đại
Cứ thế, dựa trên quan sát và quá trình làm việc với trẻ, Maria Montessori đã nhận thấy rằng trẻ nhỏ từ 0-6 tuổi rất nhạy cảm với những biểu hiện sau:
– Chúng có thể tiếp nhận nhanh chóng các thông tin từ môi trường sống xung quanh.
– Chúng thích lặp lại, thích trật tự, yên tĩnh, thích việc hơn vui chơi và cảm thấy thỏa mãn với công việc mình làm mà không cần làm vì phần thưởng.
– Chúng chọn tự do, chúng có kỷ luật mang tính tự phát; có danh dự cá nhân, có lòng tự trọng rất cao.
– Những đứa trẻ từ 4 – 5 tuổi thì lại tự nhiên bộc phát cảm hứng viết chữ khi không có sự hướng dẫn của người lớn..
Căn cứ vào các đặc điểm này, Maria Montessori đã phát triển thành công phương pháp Montessori, đáp ứng các nhu cầu của trẻ cũng như thỏa mãn tính nhạy cảm của trẻ trong giai đoạn đầu đời. Căn nhà Casadei Bambini đã đi vào lịch sử khi trở thành cái nôi của phương pháp giáo dục Montessori nổi tiếng toàn cầu như hiện nay.
Sự ra đời của phương pháp Montessori đã góp phần cải tiến nền giáo dục lúc bấy giờ. Trong vòng một năm, khu vực dân cư nói tiếng Ý tại Thụy Sĩ cũng bắt đầu áp dụng phương pháp Montessori của bà. Bà cùng hai vợ chồng nhà khoa học Graham Bell đứng ra thành lập Hiệp hội Giáo dục Montessori tại Washington D.C (Mỹ). Bà đi khắp các quốc gia Anh, Mỹ, Hà Lan, Na uy, Thụy Điển… để thuyết giảng và truyền bá rộng rãi về phương pháp Montessori. Đồng thời, bà cũng tổ chức các khóa đào tạo giáo viên Montessori Quốc tế.
Tháng 5 năm 1952, Bà Montessori qua đời tại Hà Lan, hưởng thọ 82 tuổi. Nhưng phương pháp Montessori do Maria Montessori xây dựng và phát triển vẫn còn mãi. Maria Montessori đã tạo nên bước chuyển mình mạnh mẽ cho giáo dục thế giới, mang tới lợi ích tích cực cho hàng triệu trẻ em về trí tuệ, thể chất và tinh thần.
Ngày nay, từ nghiên cứu của Maria Montessori, phương pháp giáo dục Montessori tiếp tục được phát triển rộng rãi trên các nước trên thế giới. Từ một ngôi trường đầu tiên mang tên Casa dei Bambini (Ngôi nhà Trẻ thơ) ở Roma, sau hơn một thế kỷ đã có hơn 25.000 trường học ở Mỹ, Canada, Anh, Nhật Bản, Thụy Điển… áp dụng phương pháp Montessori do Maria Montessori sáng lập. Những ghi chép của bà được gọi với tên Phương pháp Montessori ngày nay đã được dịch sang hơn 20 thứ tiếng trên toàn cầu.
Xem thêm: Phương pháp Montessori có gì khác biệt so với phương pháp giáo dục truyền thống?
Phương pháp Montessori đến Việt Nam
Tại Việt Nam, phương pháp Montessori bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2003, mở ra cơ hội trải nghiệm phương pháp giáo dục quốc tế để tối ưu sự phát triển toàn diện cho trẻ em Việt. Ở nước ta, hiện nay, có hàng trăm trường mầm non tư nhân áp dụng phương pháp Montessori ở các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, Thái Bình đến Tp. Hồ Chí Minh.
Trong đó, Hệ thống Trường Mầm non Sakura Montessori là một trong những đơn vị tiên phong đặt nền móng phương pháp Montessori tại Việt Nam.
Tôn trọng những triết lý giáo dục của Maria Montessori, Sakura Montessori áp dụng Montessori khoa học và bài bản với đầy đủ các lĩnh vực: Toán học, Ngôn ngữ, Thực hành cuộc sống, Giác quan, Văn hóa (Khoa học, Lịch sử, Địa lý). Trẻ được lĩnh hội kiến thức thông qua các giáo cụ trực quan, sinh động dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên sẽ chỉ những người trợ tá đắc lực của trẻ.
Từ đó, Sakura Montessori giúp trẻ phát huy tối đa tiềm năng của bản thân cũng như đạt được các kĩ năng như tự lập, kỷ luật, hợp tác linh hoạt, tình yêu thương…
Xem thêm: 4 nét tính cách nổi trội của những em bé Montessori