Trang chủ Góc báo chí Nuôi dưỡng niềm hạnh phúc trong trẻ, dễ hay khó

Nuôi dưỡng niềm hạnh phúc trong trẻ, dễ hay khó

0
1108

Trong xã hội hiện đại, kèm theo những thành tích học tập xuất sắc, trí thông minh vượt trội có cả những chứng bệnh tâm lý ngày càng gia tăng ở trẻ: tự kỉ, tăng động giảm trí nhớ, lo âu, rối loạn khả năng học và giao tiếp… Bạn có chắc rằng trẻ hạnh phúc với những gì xảy ra xung quanh, trong gia đình, trường học? Làm thế nào để nuôi dưỡng niềm hạnh phúc ở trẻ trong hoạt động học tập và vui chơi?

Cũng giống như người lớn, trẻ chỉ đạt được sự vui vẻ, hạnh phúc khi làm những gì mình yêu thích và say mê. Trong khi người lớn dùng khả năng phân tích và tư duy logic, trẻ nhỏ được thiên phú bởi sức mạnh vô thức từ khi sinh ra dẫn dắt trẻ kiến tạo bản thân, tìm hiểu và khám phá thế giới thông qua đôi bàn tay và các giác quan. Thực hiện những công việc phù hợp với khả năng nội tại, mức độ phát triển, và đúng thời kỳ nhạy cảm của trẻ sẽ sản sinh ra niềm hạnh phúc và phấn khích tột độ cho trẻ.

Có lẽ chính từ những trải nghiệm của bản thân lúc nhỏ trong môi trường ngột ngạt của các trường học truyền thống cuối thế kỉ 19 đã thúc đẩy Maria Montessori sáng tạo ra một môi trường học tập vui vẻ hơn cho trẻ nhỏ. Tiến sĩ Montessori không chỉ quan tâm đến sự phát triển mang tính học thuật cho trẻ, bà còn nghiên cứu tiến trình làm sao để trẻ có được sự hạnh phúc.

Nhà văn nổi tiếng Gabriel Marcel có lần đã từng nói về sự kinh ngạc của mình sau lần đầu tiên đến thăm một trường Montessori nhỏ. “Chính niềm hạnh phúc mà trẻ thể hiện trong lúc làm việc đã khiến cho môi trường Montessori thực sự thu hút. Đây thực sự là một niềm hân hoan lớn lao bắt nguồn từ chính trái tim của trẻ, bởi đó là niềm vui có được thông qua những hành động thuận theo quy luật của tự nhiên.”

Học thuận tự nhiên

Chính món quà của tự nhiên – trí tuệ thẩm thấu độc đáo đã khiến việc học tập của trẻ trở nên không chút nặng nhọc. Trẻ học mà không cần những bài giảng chuẩn tắc. Trẻ học mọi thứ mà không biết mình đang học, và việc học diễn ra từ trạng thái vô thức sang trạng thái có nhận thức, trên con đường của niềm hân hoan và tình yêu thương.

Hạnh phúc từ Tự do

Trẻ trong môi trường Montessori được tự lựa chọn hoạt động cá nhân. Những hoạt động này được gọi là “công việc”, điều này đã mang lại tầm quan trọng cho những hoạt động. Khi trẻ đang làm việc, trẻ tập trung cao độ làm biến đổi nhân cách và thể hiện những đặc tính mới: yêu thích công việc, kỷ luật tự thân, tính xã hội, tập trung và niềm vui thích. Học sinh trong lớp học Montessori có ít nhất hai giờ để tự do lựa chọn hoạt động và khám phá. Mỗi trẻ làm việc tùy theo mức độ tập trung và thư giãn của từng cá nhân. Trẻ thực hiện các hoạt động khi chúng đem lại sự thử thách vừa đủ và nếu hứng thú có thể lặp đi lặp lại hoạt động đó.

Niềm yêu thích học tập

Đặc điểm đỉnh cao của nhóm trẻ được bình thường hóa chính là niềm yêu thích học tập. Niềm vui sướng này lộ rõ trên gương mặt của trẻ và thực sự trong thái độ, nó còn hơn sự thoải mái, hay sự thoả mãn.

Thông qua việc thực hiện các hoạt động trong môi trường Montessori giúp trẻ tăng tính kiên nhẫn, độ kiên trì để tiếp tục và lặp lại các hoạt động cho đến khi thành thạo hoạt động đó. Trẻ có được sự thư giãn, thoải mái, dễ dàng.

Hãy dành thời gian ghé thăm và trải nghiệm tại một môi trường Montessori để cảm nhận “niềm hạnh phúc diệu kỳ” của sự tự do, yên lặng, cảm giác ấm áp và thoải mái. Một môi trường chuẩn bị dành cho trẻ, với những nguyên tắc giáo dục Montessori và giáo viên được đào tạo bài bản chắc chắn sẽ còn làm nên những điều diệu kỳ hơn thế.

Trường mầm non Sakura Montesori luôn mở cửa chào đón sự ghé thăm và trải nghiệm của quý vị quan tâm tới phương pháp giáo dục Montessori. Trường đã được Hiệp Hội Montessori Quốc tế (IAPM) công nhận là trường Montessori đạt chuẩn quốc tế tại Việt Nam từ năm 2011.

Hãy tham gia ngày hội tham quan trường & trải nghiệm phương pháp Montessori tại trường mầm non Sakura Montessori tại TP Hồ Chí Minh với nhiều chương trình quà tặng hấp dẫn.

Theo Dân trí