Trang chủ Tin tức Những điều giáo viên Sakura Montessori thường xuyên làm với trẻ

Những điều giáo viên Sakura Montessori thường xuyên làm với trẻ

0
1546

Tôn trọng trẻ, lắng nghe và quan sát trẻ, là người “trợ tá đắc lực” của trẻ, trao quyền cho trẻ, có mặt khi trẻ cần… – Đó là những nguyên tắc quan trọng mà bất cứ giáo viên Montessori nào tại Hệ thống Trường Mầm non Sakura Montessori và Ikids Montessori đều thực hiện tốt trong quá trình làm việc với trẻ.

Những chia sẻ của cô Hoàng Tuyên – đại diện các giáo viên Montessori Quốc tế, thành viên Hội đồng Nghiên Cứu Khoa học và Sư phạm sẽ giúp Quý Phụ huynh hiểu rõ hơn về giáo viên Montessori của Sakura Montessori và Ikids Montessori. 

Giáo viên Ikids Montessori luôn là “người trợ tá” đắc lực của trẻ, hỗ trợ con phát triển toàn diện

Tôn trọng trẻ như một “người trưởng thành”

Theo cô Tuyên, điều quan trọng làm nên những em bé hạnh phúc chính là khi người lớn tôn trọng trẻ như một “người trưởng thành”, độc lập, có chính kiến, có đam mê… 

Giáo viên Montessori luôn tôn trọng năng lực, sở thích của mỗi trẻ và trao quyền làm chủ cho các con. Sau khi được các cô hướng dẫn sử dụng giáo cụ, bài học rõ ràng và chính xác, các con có thể tự do lựa chọn góc học tập khác nhau, các hoạt động theo sở thích và khả năng riêng của từng trẻ. 

Khi trẻ đã làm việc tập trung thì người giáo viên lùi về phía sau để quan sát, ghi chép và hỗ trợ khi cần thiết, không can thiệp vào hoạt động của trẻ. Giáo viên Sakura Montessori chỉ can thiệp khi trẻ gặp tình huống nguy hiểm hoặc sử dụng giáo cụ sai mục đích.

Tại lớp học Montessori, các con tự do lựa chọn hoạt động học tập mình yêu thích, tự do tìm hiểu và khám phá

“Tôn trọng trẻ có nghĩa là chúng tôi nhìn nhận những hành động, hoạt động chưa đúng của trẻ như một cơ hội để trẻ trải nghiệm và học hỏi. Trẻ có thể vừa được cô hướng dẫn bài học xong, sau đó trẻ lấy ra và thực hiện chưa đúng theo hướng dẫn của giáo viên. Công việc của người giáo viên lúc này là ghi chép lại những hoạt động quan sát được trên trẻ và có kế hoạch hướng dẫn, hỗ trợ trẻ vào buổi học sau. Giáo viên Montessori tuyệt đối không sửa trực tiếp khi trẻ đang thực hiện một cách tập trung và không ảnh hưởng đến người khác.” – Cô Hoàng Tuyên cho biết. 

Xem thêm: Môi trường giáo dục tôn trọng trẻ tại Trường Mầm non IKIDS Montessori

Ngay cả khi trẻ không muốn làm hoạt động mà lại muốn quan sát bạn làm việc hoặc trẻ mệt, trẻ muốn được nghỉ ngơi… giáo viên Sakura Montessori cũng luôn tôn trọng nhu cầu cá nhân của trẻ khi nhu cầu đó không làm ảnh hưởng đến những người xung quanh.

Quan sát trẻ – công cụ quản lý lớp học đắc lực của giáo viên Montessori

Việc quan sát trẻ là một công việc quan trọng đòi hỏi giáo viên Montessori phải thực sự tập trung và dồn sự chú ý tối đa vào trẻ. Theo chuyên gia Montessori Quốc tế từ Trung tâm Giáo dục Montessori CME|NY, kỹ năng quan sát sẽ giúp giáo viên xây dựng lịch trình học tập phù hợp của từng trẻ, từ đó giúp trẻ phát triển tối ưu theo đúng tiềm năng. 

Đó là lý do giáo viên Montessori luôn lùi lại phía sau để quan sát trẻ. Các con được quyền tự do lựa chọn hoạt động của mình và giáo viên chỉ đóng vai trò là người trợ tá, sẵn sàng hỗ trợ trẻ khi cần thiết. Từ đó, giáo viên sẽ thấu hiểu nhu cầu của môi trẻ để giúp con phát huy tối đa tiềm năng của mình. 

“Chủ động” giúp trẻ làm quen với môi trường xung quanh và tỏ ra “bị động” khi mối quan hệ đó đã được thiết lập

Với trẻ mới đi học, giáo viên Montessori sẽ chủ động hướng dẫn, hỗ trợ trẻ để con làm quen với môi trường và tỏ ra “bị động” khi con đã quen với lớp học, bạn bè. Trong Montessori, khái niệm “bị động” không có nghĩa là không làm gì mà vẫn cần sự quan sát ghi chép của giáo viên nhưng lui về phía sau, để tạo cơ hội cho trẻ được tự do lựa chọn, khám phá trong môi trường của mình.

Lắng nghe tích cực và sử dụng “lời nói thể hiện cảm nhận của bản thân”

Đây là hai trong công cụ đắc lực, hỗ trợ hiệu quả trong giao tiếp của giáo viên Montessori và trẻ nhỏ. 

Giáo viên Montessori tại Ikids Montessori luôn tập trung sự chú ý của mình vào trẻ, tiếp nhận, xử lý thông tin và phản hồi lại với những câu hỏi, nỗi băn khoăn và chia sẻ của trẻ; đồng thời bày tỏ những suy nghĩ, cảm nhận của mình với trẻ. 

Ví dụ: Khi trẻ muốn chia sẻ, giáo viên sẽ lại gần trẻ, ngồi ngang tầm mắt, tập trung tuyệt đối vào trẻ để lắng nghe những chia sẻ, phản hồi lại những băn khoăn của con. Hay khi trẻ đẩy bạn, thay vì la mắng trẻ, giáo viên Sakura Montessori sẽ sử dụng “lời nói thể hiện cảm nhận của bản thân” như “Cô cảm thấy lo lắng khi con đẩy bạn ngã vì con có thể khiến bạn mình bị đau và tổn thương…”

Cách xử lý linh hoạt của giáo viên tác động tích cực sớm xoa dịu trẻ, giúp con tự nhận ra sai lầm của bản thân và tự điều chỉnh hành vi của mình. 

Xem thêm: Bốn nguyên tắc khích lệ trẻ theo kỷ luật tích cực giúp con trưởng thành

Luôn có mặt khi trẻ cần và kịp thời khích lệ trẻ 

Dựa trên quan sát trẻ trong môi trường Montessori, giáo viên Montessori túc trực bên trẻ, sẵn sàng có mặt khi trẻ cần và cùng trẻ tháo gỡ những vấn đề của mình. 

Trong lớp Montessori, giáo viên có mặt nhanh chóng khi trẻ gọi, đáp lại trẻ chân thành, ấm áp. Khi trẻ hoàn thành công việc và đã cố gắng hết sức như một món quà tinh thần động viên trẻ bằng những câu nói đầy khích lệ như “Cô thấy con đã cố gắng hoàn thành công việc của mình”, “Con có muốn giới thiệu cho con và các bạn về bức tranh của mình không?…

Điều đó không có nghĩa giáo viên Montessori không trao cho trẻ ngôn ngữ tích cực mà ngôn ngữ của chúng tôi dành khen trẻ là khác nhau. Chúng tôi cố gắng sử dụng các cụm từ khuyến khích ý chí nội tại của trẻ và tập trung vào quá trình nỗ lực hơn là kết quả cuối cùng.” – Cô Tuyên cho biết. 

Điều này làm trẻ cảm thấy rất hạnh phúc và mãn nguyện. Thậm chí, đôi khi, giáo viên không cần khen trẻ hay thưởng cho trẻ điều gì đó, chỉ mỉm cười hay gật đầu với trẻ cũng đủ làm con thỏa lòng. 

Đội ngũ giáo viên Montessori được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp

Không chỉ thắt chặt đầu vào tuyển dụng, trước khi tham gia giảng dạy, các giáo viên Ikids Montessori luôn được đào tạo chuyên môn Montessori, kỹ năng với sự giảng dạy của các chuyên gia Montessori hàng đầu trên thế giới từ CME|NY, IAPM, MIA… 

Nhà trường cũng thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá giáo viên nhằm đưa ra các cải tiến trong đào tạo và  nâng cao chất lượng giảng dạy. 

Xem thêm: Khóa đào tạo giáo viên Montessori Quốc tế lứa tuổi 0-3 chính thức khởi động

Do đó, các giáo viên trong một lớp học luôn thực hiện tốt các nguyên tắc giáo dục Montessori, đồng nhất trong cách ứng xử, làm việc và giáo dục trẻ. Từ đó, những bạn nhỏ Ikids Montessori có cơ hội phát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất và tinh thần của trẻ cũng như xây dựng nền tảng nhân cách tốt.