GD&TĐ – 2 cuốn sách “Kỷ luật tích cực” và “Kỷ luật tích cực trong lớp học” đã được Trường Tiểu học và THCS Gateway và Trường mầm non Sakura Montessori mua bản quyền và dịch sang tiếng Việt.

 

Các diễn ra chia sẻ trong buổi ra mắt sách

Buổi lễ ra mắt 2 cuốn sách ý nghĩa này được tổ chức chiều nay (12/9), tại Hà Nội với sự tham gia của các diễn giả: Giảng viên Phan Hồ Điệp (Trường ĐHSP Hà Nội), Giám đốc học thuật Trường mầm non Sakura Montessori Nguyễn Bảo Trọng và Giám đốc học thuật Trường Tiểu học và THCS Gateway Hoàng Anh Đức.

Tác giả 2 cuốn sách trên là nhà giáo dục, nhà tâm lý học uy tín của Hoa Kỳ, đồng thời là mẹ của 7 đứa trẻ: Jane Nelsen.

Bộ sách “Kỷ luật tích cực”

Chìa khóa then chốt trong tinh thần kỷ luật tích cực được đề cập đến là sự “tôn trọng”, không phải “trừng  phạt”. Nelsen đã đào tạo nhiều phụ huynh và giáo viên cách cư xử vừa mềm mỏng, vừa kiên quyết, để bất kì đứa trẻ nào – từ em bé 3 tuổi chập chững tập đi, đến 1 bạn tuổi teen nổi loạn – cũng có thể học được cách hợp tác thật linh hoạt và tinh thần kỉ luật tích cực mà không bị tổn thương tới lòng tự trọng.

Việc lan tỏa kỷ luật tích cực qua giới thiệu 2 cuốn sách trên là một trong nhiều hoạt động được Trường Tiểu học và THCS Gateway và Trường mầm non Sakura Montessori tổ chức.

Trước đó, 2 trường này đã tổ chức 2 khóa đào tạo huấn luyện viên quốc tế về kỷ luật tích cực dành riêng cho giáo viên và nhà trường; tổ chức các hội thảo chia sẻ về kỷ luật tích cực với sự tham gia của các diễn giả đầu ngành. Hàng tháng, Gateway và Sakura Montessori cũng tổ chức các khóa đào tạo về kỷ luật tích cực miễn phí cho phụ huynh, giáo viên ngoài nhà trường để lan tỏa những tri thức nuôi dạy con khoa học tới cộng đồng…

Sách “Kỷ luật tích cực trong lớp học” sẽ giúp những người thầy tạo một môi trường lớp học thúc đẩy tinh thần học thuật; sử dụng hiệu quả sự khích lệ thay vì phần thưởng và lời khen ngợi; giúp trẻ thấm nhuần những kĩ năng xã hội quan trong và các hành vi tích cực qua các buổi sinh hoạt lớp; hiểu được tại sao mời gọi trẻ tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề lại hiệu quả hơn áp dụng hình phạt; hiểu quá trình giải quyết vấn đề lại hiệu quả hơn áp dụng hình phạt; hiểu được động lực đằng sau hành vi của trẻ thay vì tìm kiếm nguyên nhân…

Hiếu Nguyễn

Nội dung cùng chủ đề: