Mỗi cuộc đời con người luôn gắn liền với những mốc giai đoạn quan trọng như: 6 năm đầu đời, tiền dậy thì, dậy thì và trưởng thành. Trong đó, Theo tiến sỹ, nhà giáo duc người Italy – Maria Montessori, 6 năm đầu đời là giai đoạn “vàng” trong tiến trình phát triển của trẻ.

Ở giai đoạn này ba mẹ sẽ chứng kiến sự phát triển vượt bậc của trẻ về não bộ, khả năng tiếp thu và học hỏi kiến thức một cách nhanh, mạnh mẽ. Đồng thời, trong giai đoạn này, trẻ cần phát triển những yếu tố về mặt thể lực như: nhanh nhẹn, khéo léo, bền bỉ, hình thành thói quen vận động giúp trẻ có ý thức hơn trong việc vận động để rèn luyện và giữ gìn sức khỏe. Đặc biệt, chiều cao là một trong những yếu tố cần thúc đẩy tối ưu cho giai đoạn này.

Tuy nhiên, không phải ba mẹ nào cũng thấu hiểu những về thời kỳ đặc biệt này. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới để để biết thêm những thông tin chi tiết nhất về các giai đoạn phát triển của trẻ.

Những giai đoạn phát triển của trẻ cần được đặc biệt quan tâm để đảm bảo sẵn sàng một môi trường tốt nhất tối ưu sự phát triển của trẻ

Giai đoạn 0 đến 6 tháng tuổi: Trẻ phát triển năng lực tiếp thu thông qua các giác quan

Đây là thời kỳ mẫn cảm nhất khi trẻ có những phản ứng lại với các kích thích từ bên ngoài thông qua sự cảm nhận của các giác quan. Bắt đầu là thính giác và thị giác. Khoảng ở tháng thứ 3, thính giác và thị giác bắt đầu hoạt động đồng thời khi trẻ có thể vừa nghe vừa nhìn. Trẻ quen với những âm thanh của ba mẹ và người thân thiết và nhoẻo miệng cường khi nghe thấy tiếng mẹ tới gần. Khoảng đến  3 – 4 tháng tuổi, trẻ có thể nhớ mặt những người thân ở gần. Ngay cả xúc giác của trẻ cũng có sự phát triển vượt trội khi các con bắt đầu biết cảm nhận thông qua việc chạm, thậm chí là mút ngón tay.

Để mang đến cho con những kích ứng giác quan tích cực, ba mẹ hoàn toàn có thể cho bé xem sách tranh hoặc nghe những bản nhạc, các bài thơ theo giai điệu gắn kèm với các đầu sách tranh, ảnh phù hợp. Nếu ba mẹ tiến hành lặp đi lặp lại các hành động này từ 1 tuần trở lên, trẻ sẽ có những phải xạ bằng việc biểu hiện vui, thích thú những hình ảnh, âm thanh bạn kể.

Giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi: Trẻ phát triển năng lực sáng tạo (hay sự biểu hiện)

Sở dĩ gọi giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi gắn liền với sự sáng tạo (hay sự biểu hiện) là vì thời điểm này, trẻ đã bắt đầu độ tuổi biết bò, học đi và học nói. Những sự phát triển đặc biệt này đánh dấu bước ngoặt phát triển năng lực biểu hiện mang tính tự phát, cá tính độc lập và sự sáng tạo của mỗi trẻ.

Đặc biệt, trong giai đoạn này, trí tuệ thẩm thấu vô thức cũng sẽ giúp trẻ tự kiến tạo bản thân bằng cách tiếp nhận thông tin (học cách tiếp nhận ngôn ngữ), học hỏi thông qua việc bắt chước làm theo. Trẻ cần ít nhất 5 yếu tố: liên hệ trực tiếp với mẹ, và cần có sự hiện diện của cha; tôn trọng nhịp sinh học; Mọi việc được thực hiện theo đúng trình tự và dễ đoán với trẻ; không gian thích hợp để trẻ tự do nhìn ngó và vận động; nhu cầu khám phá môi trường mới với tất cả các giác quan).

Hội họa là một trong những hoạt động có khả năng khơi gợi sự sáng tạo của trẻ theo cá tính riêng biệt của mỗi bạn

Cho nên, ba mẹ cần chú trọng tới chuẩn bị một môi trường sẵn sàng cho sự tự do khám phá của trẻ để các bạn nhỏ có thể phát triển toàn diện, giúp xây dựng nền tảng vận động và hoạt động giác quan cho trẻ từ bé. Nếu ba mẹ bỏ qua cơ hội kích thích sự tự do trải nghiệm của trẻ và khơi gợi sự quan tâm tới sự vật, hiện tượng ở mỗi bé trong thời kỳ này, các con sẽ rất khó để hoàn thiện về mặt vận động, trí tuệ và tư duy.

Giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi: Trẻ phát triển năng lực tư duy

Giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi là giai đoạn phát triển xuất chúng về tư duy ở trẻ nhỏ. Ở thời kỳ này, trẻ phát triển vượt bậc về trí tuệ. Não bộ của trẻ sẽ có thay đổi mạnh mẽ về mặt tự duy logic, các giác quan cũng nhạy bén, khả năng vận động nhanh nhạy hơn hẳn. Tiến sỹ, nhà giáo dục người Ý khẳng định rằng: Ở giai đoạn này, trẻ phát triển toàn diện các yếu tố nhạy cảm, bao gồm 5 yếu tố trí tuệ: Trí tuệ logic (khả năng ghi nhớ sự vật; sắp xếp đồ vật trật tự), Trí tuệ ngôn ngữ (tăng vốn từ vựng; phát âm đúng…), Trí tuệ cảm xúc (biết thể hiện cảm xúc), Trí tuệ nghệ thuật (khả năng cảm thụ âm nhạc, mỹ thuật…), Kỹ năng giao tiếp (Trò chuyện, hòa đồng với mọi người, biết nói cảm ơn…) và 2 yếu tố khác về phát triển thểchất và các giác quan.

Chuyên gia Montessori Nguyễn Bảo Trọng cũng cho biết: Sự thẩm thấu trí tuệ của trẻ ở giai đoạn này tiếp tục giúp trẻ mở rộng kiến thức của mình thông qua việc tự thu nhận, tự khám phá và tự trải nghiệm. Từ đó, trẻ không chỉ thể hiện được sự hiểu biết của mình theo cá tính riêng mà còn hình thành nhân cách tốt và kỹ năng cần thiết như hợp tác linh hoạt, tự học, tự lập và trường thành, sẵn sàng trở thành công dân toàn cầu hội nhập thế kỷ 21.

Cho nên, việc tận dụng tối đa giai đoạn này để phát triển và khơi gợi những tiềm năng sẵn có của trẻ vô cùng quan trọng. Hãy mang đến cho trẻ thật nhiều cơ hội khám phá thế giới xung quanh, tiếp nhận tri thức càng nhiều càng tốt.

Một số gợi ý cho ba mẹ trong việc phát triển tư duy cho con ở độ tuổi 3 – 6: Ba mẹ có thể cùng con chơi ghép hình, xếp khối đồ vật, hoặc cho trẻ học đàn piano, đàn violin hay một số các loại nhạc cụ. Quan trọng nhất đó là cần khuyến khích trẻ chủ động với môi trường xung quanh để có thêm cơ hội tìm hiểu vạn vật và trau đồi các kỹ năng.

Trên đây là những thông tin về giai đoạn “vàng” trong tiến trình phát triển của trẻ. Hiểu rõ hơn về các thời kỳ phát triển của trẻ, bố mẹ sẽ có những phương pháp giáo dục đúng đắn để phát huy tối đa tiềm năng cho con của mình. Và Trường Mầm non IKIDS Montessori Thái Bình luôn sẵn sàng đồng hành và hỗ trợ các ba mẹ trong việc tìm hiểu phương pháp giáo dục hiệu quả và tối ưu cho sự phát triển của bé trong giai đoạn mẫn cảm đặc biệt này.

Hi vọng những thông tin trên hữu ích với ba mẹ!

Nội dung cùng chủ đề: