“Đứa trẻ ít quan tâm đến kiến thức của kẻ khác sẽ muốn lĩnh hội được kiến thức cho riêng mình, muốn cọ sát trong môi trường và thu nạp mọi thứ bằng chính lỗ nực tự thân mà không cần trợ giúp”

Tôi bắt đầu chăm một bé gái tên Lucy từ lúc bé mới 9 tháng tuôi. Giờ thì bé đã 13 tháng tuổi, năng động, dễ vui cười và hay bắt chuyện. Với tôi, bé còn là sự nhắc nhở không thể nào quên về nhu cầu rất thật của trẻ dành cho sự tự lập. Làm việc ở phòng trẻ tập đi trong 4 năm nên tôi không lạ gì nhu cầu của một bé 2 tuổi muốn tự phục vụ. Nhưng tôi quên béng việc trẻ bắt đầu điều này từ rất sớm và thể hiện mạnh mẽ khao khát khám phá thế giới còn mới nguyên từ lúc sơ sinh.

Tôi đã và đang làm việc chăm sóc trẻ nhiều năm hơn cả những năm tháng là người theo giáo dục Montessori. Trong những năm đó, tôi đã định hình ý tưởng vững vàng về những điều tôi cho là có hiệu quả nhất. Hóa ra mớ lý thuyết chăm sóc trẻ sơ sinh của tôi lại trùng khớp nền tảng kiến thức về Montessori của tôi: tôi cố gắng đi theo bọn trẻ. Vì vậy khi mẹ Lucy bảo: “Hôm nay hai người làm gì thế?” câu trả lời sẽ có chút lạ lẫm. “À, chúng tôi kéo sách ra khỏi kệ một lúc, sau đó chúng tôi dành ra một tiếng tách biệt các thứ có trong hộc tủ đầu giường và lắc lắc chúng.”

Nhưng giờ tôi hiểu đó là điều đúng đắn. Lucy là đứa trẻ ít chần chừ hay chậm chạp. Cô nhỏ khá có mục đích. Lucy biết chính xác mình cần làm gì và ngay lập tức hành động. Vào ngay thời điểm lúc này cô nhỏ muốn xuống một bậc thang mà không cần nhìn. Tôi đã chỉ cho bé cách xoay người lại rồi cho một chân xuống, tiếp đến cho chân còn lại. Bé làm đi làm lại, vượt qua quá trình xoay người gian nan này, cứ như thể thao diễn. Lucy học cách tin tưởng vào cảm nhận của đôi chân khi chạm sàn nhà mà không cần dùng đôi mắt. Ngay khi Lucy chạm bậc thang cuối cùng an toàn thì cô bé lại tiếp tục leo lên, chuẩn bị cho lượt hai, rồi lượt ba, bốn và năm…

Một điều nữa tại thời điểm này trong chuỗi phát triển nội tại của Lucy là uống nước bằng cốc. Cô bé lùng sục những chiếc cốc có sẵn nước để đâu đó và hoàn toàn tránh đụng đến những chiếc cốc nhỏ hơn, nhẹ hơn dành sẵn cho mình. Khi để mắt thấy một chiếc cốc nào đó, Lucy cầm lên bằng một tay và cố dốc ngược nhưng phải nói là với lực của bé thì còn lâu nước mới chạm được vào môi cô nhỏ. Tôi cố giúp bé dốc ngược ly thì bé gạt phăng tay tôi. Tôi cố làm mẫu cho bé thấy cách nắm chắc cốc bằng hai tay. Cô bé không hề hứng thú với sự can thiệp của tôi. Cô bé không khát. Lucy chỉ là đang học cách thực hiện một việc mà cô nhìn thấy mọi  người xung quanh cô hay làm. Vấn đề chính nằm ở chỗ thực hiện hành động, thế thôi.

Lucy không chỉ xem rồi bắt chước người xung quanh làm việc, tôi tin rằng cô bé còn thường xuyên tự mình hành động trải nghiệm môi trường sống. Các bạn cần nhớ là Lucy là người mới nơi này. Cô bé đâu phải vừa sinh ra đã biết về trọng lực. Vì thế cô bé thả thìa rơi tự do…thường xuyên. Nhà khoa học nhí của chúng ta đang làm thí nghiệm đấy. Nếu mà mình thả rơi cái thìa này thì nó sẽ rơi xuống sàn nhà kêu loảng xoảng hay là thỉnh thoảng lại vòng vèo trên không trung hay bay thẳng lên trần nhà nhỉ? Cô bé từ từ tìm ra các quy luật cho riêng mình. Dù rằng việc thơ thẩn chơi trên sàn nhà bếp thử tiếng va chạm của cái lọ đựng chiết xuất va-ni với cái bát nhựa bằng cách này cách nọ không phải là lựa chọn đầu tiên của tôi cho một buổi chiều thì đó vẫn cứ là việc quan trọng cho Lucy khám phá môi trường và đi theo sự tò mò của bé. Bằng cách này, Lucy không chỉ thành thạo các kỹ năng sống cần thiết ở nơi đây mà bé còn học cách tin vào những câu hỏi bé tự đặt ra và trân quý những đáp án bé tự tìm ra.

Khi chăm sóc trẻ nhỏ, tôi hiếm khi có cảm giác bị cưỡng bách phải sáng tạo ra các dự án nghệ thuật hay trò này trò kia. Tôi không phải thường xuyên đề nghị chúng ta đến chỗ này hay tham gia cái kia nhé. Tôi biết là nếu tôi xuất hiện và quan tâm, bọn trẻ nhỏ này chúng sẽ tự lãnh đạo mình trong công việc mà chúng muốn làm. Tôi tin tường vào cái la bàn nội tại trong trẻ.”

– Rose Heson –

Trích dẫn Tài liệu Workshop Montessori 0-3 – Trung tâm Huấn luyện giáo viên Montessori Việt Nam

Nội dung cùng chủ đề: